Trẻ lười ăn bột phải làm sao?
Bé có tốc độ tăng trưởng quá nhanh dễ thiếu hụt đa vi chất cũng như có nhiều nguy cơ gây bất lợi cho sức khỏe – bác sĩ Đặng Thu Hiền cho biết.
Em chào chị! Bé nhà em được 6 tháng tuổi rồi nhưng rất lười ăn bột, em tập cho bé ăn bột ngọt từ lúc 5 tháng rưỡi nhưng bé không thích ăn. Mỗi lần bé chỉ ăn được khoảng hơn một thìa to thôi. Nếu cho ăn thêm bé sẽ bị trớ hết ngay.
Mỗi ngày bé uống 2 bình sữa 120ml và bú mẹ (em phải đi làm nên bé chỉ bú trưa và chiều thôi). Hiện bé nhà em cao 75cm, nặng 10,5kg. Bác sĩ giúp với nhé! (Sat thu – stsatthuso…@gmail.com)
Trả lời:
Chào bạn!
Quả thật bạn có nguồn sữa rất giàu năng lượng dành cho bé, chính vậy mà tốc độ tăng trưởng của bé quá nhanh so với lứa tuổi (trung bình 6 tháng tuổi bé trai nặng 7,9kg, cao 67,6cm; bé gái nặng 7,3kg, cao 65,7cm). Như vậy là bé nhà bạn phát triển vượt chuẩn quá nhiều, hiện bé tương đương với trẻ 16 – 17 tháng tuổi.
Bạn nên xem xét lại chiều cao, cân nặng của bé. Bé có tốc độ tăng trưởng quá nhanh dễ thiếu hụt đa vi chất cũng như có nhiều nguy cơ gây bất lợi cho sức khỏe. Bạn nên cân nhắc việc sớm đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.
Với việc bé lười ăn dặm, bố mẹ không nên sốt ruột. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.
Trẻ từ 5 – 6 tháng:
– Bắt đầu ăn: Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê.
– Trong tuần thứ nhất : Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.
– Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày lên 2 bữa bột/ngày, và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.
Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt.
Trẻ từ 7 – 12 tháng:
Sau một thời gian tập ăn dặm, thời kỳ này trẻ đã quen với việc ăn thức ăn thô, và có thể ăn được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nghiền, xay nhỏ. Trong một ngày thực đơn của bé có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến cùng bột hoặc cháo xay nhỏ theo từng thực đơn.
Đến tháng thứ 8, mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai, vì vậy thức ăn nấu cho trẻ vẫn cần được nấu nhừ nhưng lại một chút độ thô để kích thích trẻ nhai nuốt.
Tháng thứ 9, đây là giai đoạn trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu mà bé thích. Sau thời kỳ này đến 1 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát và có thể ăn cơm cùng bố mẹ.
Với tình trạng thực tại của bé bạn nên lưu ý sau 20 giờ chỉ cho bé bú mẹ, không ăn bất cứ thứ gì khác. Chế độ ăn của cả 2 mẹ con cần hạn chế các loại thức ăn béo ngọt.
Ngoài bạn nên cho trẻ uống bổ sung vitamin để bé có thể hấp thu thực phẩm nhanh hơn bẳng cách cho bé uống Vitamin Genki+. Đây là loại thực phẩm chức năng giúp bé tăng sức đề kháng, phát triển chiều cao và trí thông minh cho trẻ ngay từ những giai đoạn đầu.
Chúc bạn và bé luôn được mạnh khỏe và hạnh phúc!