Thời điểm “vàng” cho sự phát triển chiều cao của trẻ
Các mốc thời điểm “vàng” cho sự phát triển chiều cao của trẻ
- Trẻ em có các mốc thời điểm “vàng” tăng trưởng chiều cao vì vậy ba mẹ cần đặc biêt lưu ý để bổ sung đầy đủ những điều cần thiết nhất cho con. (ảnh minh họa)
Từ 3 tháng đến 2 tuổi
Thời điểm từ 3 tháng đến 2 tuổi là thời điểm tăng trưởng chiều cao đầu tiên của cả bé trai và bé gái. Trong giai đoạn cửa sổ vàng này dinh dưỡng là thứ không được thiếu hụt, nếu thiếu hụt sẽ làm giảm sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, trĩ hoãn thêm 6 tháng sau đó. Nếu quá 6 tháng, khi bé đã được 2,5 tuổi, bé vẫn thiếu hụt dinh dưỡng mà ba mẹ không chú ý phục hôi hay bổ sung sẽ khiến trẻ tuột mất cơ hội đật chiều cao tối đa trong gia đoạn này. Sau đó, từ 2-3 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại.
Từ 4 đến 6 tuổi
Bế gái sẽ có thêm thời điểm từ 4-6 tuổi là thời điểm tăng chiều cao nhanh. Nếu trước đó, con tăng chậm hoặc biếng ăn, dinh dưỡng không đủ thì cơ thể trẻ sẽ tăng bù vào các thời điểm này, trung bình tăng 5-6 cm/năm. Nếu như dinh dưỡng ở giai đoạn đầu tốt và chiều cao tăng ổn định thì bé gái sẽ tăng thêm 10-12 cm trong 2 năm. Với các bé trai thời điểm này tăng trưởng bình thường.
Giai đoạn dậy thì
Bé gái từ 11-15 tuổi, bé trai từ 13-17 tuổi. Trong giai đoạn này tốc độ tăng chiều caocủa trẻ là cao nhất. Tuy nhiên, gia đoạn này cũng là thời điểm rất dễ tăng cân nếu bé gái hoặc bé trai bị thừa cân béo phì trong gian đoạn này thì tốc độ tăng chiều cao của con cũng giảm đi đáng kể. Do đó để “bắt trọn thời điểm vàng” này, ba mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho con để bé vừa tăng trưởng về chiều cao mà vẫn đảm bảo cân sự tăng trưởng về cân nặng hợp lý nhất.
Những yếu tố giúp phát triển chiều cao của trẻ tối đa
- Dinh dưỡng là một trong những dưỡng chất cần thiết giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ. (ảnh minh họa)
Để giúp con phát triển chiều cao vượt trội khi trưởng thành, ba mẹ cần lưu ý các yếu tố sau:
– Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, bú mẹ tối thiều 2 năm đầu đời và kéo dài nếu có thể.
– Bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.
– Khi bé bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên bổ sung 2 ngày/tuần những thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A, B, C.
– Nên bổ sung canxi cho con từ thực phẩm, không tự ý bổ sung canxi cho bé bằng thuốc, chỉ bổ sung canxi bằng thuốc khi thực sự cần thiết và phải có chỉ định từ bác sĩ vì nếu trẻ dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormne tăng truowrg và có tác dụng ngược lại khiến trẻ không tăng trưởng được chiều cao mà còn làm chậm quá trình tăng trưởng của con.
– Trẻ ở độ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hộ, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bổ thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ, thường xuyên khuyến khích con vận động thể thao các môn giúp tăng chiều cao như bơi lội, nhảy cao,… tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức đễ làm trẻ dư cân và tích mỡ.
– Thường xuyên cho con đi thăm khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để trẻ được kiểm tra sức khỏe toàn diện và sự hướng dẫn tốt nhất từ bác sĩ giúp con tăng trưởng khỏe mạnh.
Những yếu tố khiến trẻ dễ bị “lùn”
Nếu một trẻ có gen cao từ bố mẹ nhưng lại không có điều kiện chăm sóc tốt, trẻ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng làm tăng chiều cao cũng như các nhân tố kích thích giúp tăng chiều cao của trẻ ít được ba mẹ biết đến. Điều đặc biệt là ba mẹ bỏ lỡ giai đoạn vàng để trẻ có thẻ tăng trưởng chiều cao thì trẻ vẫn có nguy cơ thấp dưới chuẩn trung bình.
Những yếu tố khiến trẻ dễ bị “lùn” khó tăng trưởng chiều cao tối đa:
- Trẻ ngồi nhiều máy tính, chơi game, xem tivi >2.5 tiếng/lần và >4 tiếng/ngày.
- Trẻ uống nhiều nước ngọt vì đường có thể khiến hạn chế sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.
- Trẻ ít vận động, ít tham gia các hoạt động ngoài trời, thể dục,…
Mỗi em bé sẽ có những giai đoạn vàng để phát triển vượt bậc. Mỗi bậc cha mẹ thông thái hãy luôn tạo điều kiện và luôn thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ đúng thới điểm. Thói quen cho bé đi thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách để bảo vệ con khỏe mạnh đồng thời giúp con luôn phát triển toàn diện cả về chiều cao và cân nặng.