skip to Main Content
Menu
0904.876.331 vitamingenki.vptgroup@gmail.com

Cách sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ mẹ cần phải biết

Việc trang bị những kiến thức về cách sơ cứu cho trẻ khi gặp các sự cố là rất cần thiết đối với các bậc cha mẹ bởi có rất nhiều trường hợp trẻ bị thương, bị tai nạn nhưng cha mẹ không biết cách sơ cứu khiến cho tình trạng của con lại thêm nguy kịch. Hãy cùng Vitamin Genki+ tham khảo những cách sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ.

Cách sơ cứu các tai nạn thường gặp ở trẻ mẹ nên biết.

  • Trẻ bị hóc:

Phương pháp 1: Vỗ lưng cho trẻ

Bước 1: Mẹ đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay mẹ đỡ đầu trẻ.

Bước 2: Dùng gót bàn tay vỗ mạnh vào vùng giữa hai xương bả vai của trẻ 5 cái.

Bước 3: Kiểm tra miệng bé xem có dị vật nào không và lấy ra.Nếu phương pháp 1 không hiệu quả mẹ chuyển sang phương pháp 2.

Phương pháp sơ cứu cho trẻ bị hóc.

Phương pháp 2: Ấn ngực cho bé.

Bước 1: Mẹ đặt bé nằm trên đùi, đầu thấp hơn thân.

Bước 2: Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé. Nên để ngón giữa của mẹ ngay giữa ngực.

Bước 3: Nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần.

Bước 4: Kiểm tra miệng bé xem có dị vật nào không và lấy ra.

  • Trẻ bị ngã:

Trong trường hợp trẻ bị bất tỉnh, mẹ hãy quấn chăn cho bé để giảm sốc rồi gọi cấp cứu.

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, mẹ nên cho bé nằm ở tư thế hồi phục. Mẹ kiểm tra xem trẻ có bị các dấu hiệu như gãy xương hay chấn thương ở đầu cổ không. Nếu mẹ nghi bé bị gãy xương thì quấn tạm khăn cố định cho bé và giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến. Còn nếu trẻ không có dấu hiệu gì nghiêm trọng thì mẹ nên dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập trong 10 phút để giảm sưng cho bé. Đồng thời mẹ nên quan sát biểu hiện của bé ít nhất 48 tiếng, nếu có điều gì bất thường nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.

  • Trẻ bị bỏng:

Bước 1: Mẹ làm mát vết bỏng cho trẻ bằng nước sạch trong 15- 20 phút, lưu ý chỉ nên dùng nước mát, không dùng nước lạnh hoặc nước đá để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn và bỏng lạnh.

Phương pháp sơ cứu khi trẻ bị bỏng.

Bước 2: Che phủ vùng bỏng cho bé bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch. Không được dùng các loại bang có lông tơ mịn hoặc băng dính để dán lên vùng bị bỏng của trẻ.

  • Trẻ bị ngộ độc:

Bước 1:Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, mẹ nên kích thích để trẻ nôn hết các thứ gây độc ra ngoài. Mẹ đặt bé nằm đầu thấp, hơi nghiên rồi móc họng cho trẻ nôn thức ăn ra. Lưu ý, tránh để trẻ bị sặc lên mũi gây khó thở cho bé.

Bước 2: Bổ sung nước muối điện giải oresol cho trẻ tránh trường hợp bé bị mệt lả do mất nước.

Bước 3: Đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và tiến hành các điều trị cần thiết cho trẻ.

  • Trẻ bị điện giật:

Bước 1: Hãy cắt nguồn điện ngay nếu có thể. Để tách bé và nguồn điện, người lớn nên phải đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, và dùng thứ gì đó bằng vật liệu không dẫn điện như: nhựa, gỗ, vải khô.

Bước 2: Kiểm tra hơi thở của bé. Để bé nằm nghiêng qua một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Tư thế này giúp bé dễ thở hơn và không bị nghẹn.

Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực. Sau đó, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.

  • Trẻ bị chảy máu cam:

    Để trẻ ngồi thẳng lưng để giúp hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.

    Mẹ dùng ngón cái và ngón chảy bóp chặt mũi trẻ để ngăn cho máu tiếp tục chảy, cho bé thở bằng miệng, giữ như vậy trong 5- 10 phút.

    Để ngăn chảy máu tái phát, không nên cho trẻ ngoáy mũi hay xì mũi trong vòng vài giờ sau, nên giữ đầu bé ở mức cao hơn tim.

    Phương pháp sơ cứu cho trẻ bị chảy máu cam.

  • Trẻ bị bất tỉnh:

Bước 1: Gọi ngay xe cứu thương.

Bước 2: Trong lúc chờ xe cứu thương đến nâng cằm bé lên bằng 1 tay trong khi tay còn lại ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Lắng nghe hơi thở của bé. Nếu không thấy dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm trẻ và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực trẻ có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.
Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.

Xem thêm:

vitamingenki Đặt mua ngay
Back To Top
Đặt Mua
Copyright 2018 © Vitamin Genki | Thiết kế bởi Web Bách Thắng