skip to Main Content
Menu
0904.876.331 vitamingenki.vptgroup@gmail.com

4 SAI LẦM “CHẾT NGƯỜI” CỦA MẸ KHI CHĂM SÓC TRẺ TIÊU CHẢY

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong cách chăm sóc và xử trí khi con bị tiêu chảy. Những sai lầm này thường đến từ tâm lý nóng vội, muốn con nhanh khỏi của các ông bố bà mẹ gây ra. Cùng điểm mặt những sai lầm “chết người” dưới đây các mẹ dễ mắc phải:

1. Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài hoặc các loại lá ổi, hồng xiêm

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy không phải do virus, việc mẹ dùng các loại thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không làm khỏi bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, thuốc chống nôn có thể tình trạng của trẻ nặng hơn. Các loại nước lọc từ lá hồng xiêm, lá ổi giã nhỏ cũng khiến bệnh của trẻ tiến triển xấu đi.

2. Tự ý dùng kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc dùng để kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp có nhiễm khuẩn và được sự chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp tiêu chảy do virus, đặc biệt là virus Rota thì kháng sinh không những không có tác dụng, ngược lại còn mang lại nhiều nguy hiểm cho trẻ do kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, tự ý dùng kháng sinh cho trẻ tiêu chảy có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn và gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ.

3. Bắt trẻ ăn kiêng thịt, trứng, sữa

Rất nhiều mẹ nghĩ rằng, khi tiêu chảy hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu, khó có thể hấp thu được những thực phẩm như tôm, cá, thịt… thậm chí ăn vào còn khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi dù có bị tổn thương bởi tiêu chảy thì niêm mạc ruột của trẻ vẫn đủ khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết. Hon nữa, tiêu chảy khiến trẻ mất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, do vậy tăng cường dinh dưỡng trong giai đoạn này rất cần thiết để trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Mẹ nên cho trẻ kiêng một số thực phẩm nhạy cảm với giai đoạn này như đường và các thực phẩm nhiều đường, nước giải khát, bánh kẹo, các loại rau sống, tiết canh, gỏi cá… chưa nấu chín và không uống nước lã.

Bên cạnh đó, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không những không nên kiêng mà mẹ còn cần tăng cường cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ có đầy đủ lượng nước, điện giải cùng các chất vi lượng thiết yếu giúp trẻ cầm tiêu chảy và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

4. Uống oresol không đúng cách

Nếu bị tiêu chảy nhiều, trẻ sẽ mất rất nhiều nước và điện giải qua đường thải phân. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị mệt mỏi, suy kiệt và có thể tử vong nếu kéo dài mà không được can thiệp kịp thời hoặc can thiệp sai cách.

Sai lầm mẹ dễ gặp nhất là pha oresol sai cách.

  • Nguyên tắc đầu tiên khi cho trẻ uống oresol là phải pha oresol đúng cách. Oresol là chất có tác dụng bù nước và điện giải hiệu quả nhất hiện nay nếu được pha đúng tỷ lệ. Nhiều chuyên gia y tế cảnh báo mẹ về nguy  cơ trẻ có thể tử vong nếu uống oresol được pha sai tỷ lệ do gây mất nước tế bào nhanh chóng.
Tự ý dùng kháng sinh cho trẻ tiêu chảy có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn (Ảnh minh họa)

Lưu ý cho mẹ:

  • Thật sai lầm nếu ép buộc trẻ ăn một vài món mà mẹ nghĩ là ngon và bổ mà không đúng sở thích của trẻ. Hãy cho trẻ được tự lựa chọn ăn theo sở thích miễn sao phải đảm bảo an toàn, đủ chất và không làm nặng thêm tình trạng bệnh của mình.
  • Trẻ khi bị tiêu chảy thường chán ăn. Cha mẹ cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa và khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn. Để tránh trẻ nhàm chán, mẹ cần thay đổi món liên tục nhưng vẫn cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng (bột, chất béo, đạm, vitamin, chất xơ). Từ ngày thứ 5 nếu trẻ ớt tiêu chảy mẹ có thể dần đưa trẻ trở về với chế độ ăn bình thường.
  • Tránh dùng nhiều các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau khô (măng, cần tây) hay tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) khó tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thức ăn sống, chưa được nấu chín như rau sống, gỏi, mắm tôm, mắm tép, các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ, nước giải khát có gas… Nhưng mẹ cũng đừng bắt trẻ chỉ ăn cơm hoặc cháo trắng nhé, như vậy khiến trẻ khó hồi phục hơn rất nhiều.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Tiêu chảy chính là thời điểm trẻ cần được bổ sung lợi khuẩn nhất để chăm sóc và hồi phục lại sức khỏe đường tiêu hóa. Lợi khuẩn không chỉ giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột đã bị phá vỡ do tiêu chảy mà còn giúp tái tạo niêm mạc ruột, giúp trẻ cầm tiêu chảy nhanh chóng đồng thời hấp thu dinh dưỡng đầy đủ để lấy lại sức khỏe và tinh thần đã mất do mất nước và điện giải gây ra.  Mẹ nên chọn những loại men vi sinh có chủng lợi khuẩn được phân lập từ các nguồn thực phẩm tự nhiên, thân thuộc với cơ thể trẻ như Kim chi để đường ruột dễ dàng thích nghi và cho hiệu quả tốt hơn.
vitamingenki Đặt mua ngay
Back To Top
Đặt Mua
Copyright 2018 © Vitamin Genki | Thiết kế bởi Web Bách Thắng