Trẻ đề kháng mạnh, sẽ lớn khỏe lớn nhanh
Trẻ nhỏ hay bị bệnh và chậm lớn luôn là nỗi băn khoăn lo lắng của các bậc phụ huynh. Để giải quyết nỗi lo trên thì việc quan trọng mà ba mẹ cần làm đầu tiên là tăng sức đề kháng cho bé, nhờ đó con sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
1. Tìm hiểu về sức đề kháng
Sức đề kháng là “chiếc khiên” tuyệt vời, bảo vệ sức khỏe trẻ trước những tác nhân có khả năng gây bệnh cho cơ thể, có thể kể đến như vi-rút, ký sinh trùng, vi khuẩn,… Việc tăng sức đề kháng cho trẻ sẽ giúp cơ thể chống lại các loại bệnh phổ thông một cách dễ dàng, bé luôn trong tình trạng khỏe mạnh và lớn nhanh. Vì vậy, muốn trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh chóng thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu vấn đề “làm gì tăng sức đề kháng cho bé” một cách khoa học.
2. Tầm quan trọng của việc tăng sức đề kháng cho trẻ
Trong những năm gần đây, cảm cúm là một trong số các bệnh đường hô hấp có tỉ lệ nhiễm và tái phát cao ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Theo một thống kê, người lớn có tỉ lệ mắc cảm cúm trung bình 2 – 4 lần/năm, trong khi con số này ở trẻ nhỏ lên đến khoảng 10 lần/ năm.
Không giống với người lớn, sức đề kháng của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hoàn thiện nên còn còn yếu ớt và khó có thể chống lại các tác nhân gây hại. Nếu trẻ có sức đề kháng yếu thì chỉ cần tiếp xúc với môi trường lạ, thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ô nhiễm khói bụi, nước nhiễm hóa chất,… thì rất dễ đổ bệnh. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp càng có nhiều cơ hội tấn công trẻ.
Sức đề kháng yếu sẽ khiến bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các bạn cùng trang lứa. Việc trẻ mắc bệnh liên tục không chỉ khiến ba mẹ lo lắng và mệt mỏi, mà con gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển của con. Cứ mỗi lần bị bệnh bé thường mệt mỏi và không muốn ăn gì, dẫn đến tình trạng biếng ăn. Bên cạnh đó, mỗi lần bệnh thì hệ miễn dịch của bé sẽ suy giảm, cộng thêm biếng ăn cứ lặp lại nhiều lần khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
Như vậy trẻ có sức đề kháng yếu chẳng những dễ bị mắc bệnh hơn, mà còn có nguy cơ bị chậm phát triển. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, các mẹ cần hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé trong giai đoạn đầu đời càng sớm càng tốt, nhờ đó con sẽ luôn khỏe mạnh, quá trình phát triển cũng diễn ra thuận lợi.
3. Cần làm gì tăng sức đề kháng cho bé?
Có không ít bà mẹ mong muốn tìm mọi cách để tăng sức đề kháng cho trẻ ngay, nhưng vì nhiều lý do khách quan như chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ, hoang mang vì khối lượng kiến thức tìm được,… mà các mẹ vẫn chưa biết làm gì tăng sức đề kháng cho bé. Sau đây là một số lời khuyên tăng sức đề kháng cho bé mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sức đề kháng
- Đầu tiên là immune alpha: Đây là dưỡng chất được chiết xuất chủ yếu từ vách tế bào nấm men, đã được thử nghiệm lâm sàng nhiều lần và trên nhiều cơ chế rất có ích cho việc tăng sức đề kháng. Immum alpha giúp tăng tế bào bạch cầu đa nhân, tăng kháng thể IgA có trong nước bọt và giúp cytokine hoạt động tốt hơn. Ngoài khả năng tăng sức đề kháng cho trẻ, immum alpha còn giúp ngăn chặn các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm và hỗ trợ hệ miễn dịch ở mọi lứa tuổi.
- Tiếp đến là men vi sinh: Probiotic (hệ vi khuẩn có ích) là một trong những những chất giúp ổn định sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bổ sung đủ men vi sinh sẽ giúp trẻ tránh được các bệnh như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,… Đồng thời, các mẹ cũng nên lưu ý khi dùng men vi sinh probiotic thì nên kết hợp cùng prebiotic (chất xơ hòa tan) để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Cuối cùng là sữa non: Sữa non có màu vàng, chứa nhiều protein, nhiều kháng thể như IgA, IgM, IgE, sắc tố Lactoferrin, Iysozym và 26 loại axit amin khác nhau,… không chỉ giúp tăng đề kháng mà còn rất có lợi cho sức khỏe của bé.
3.2. Nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa của bé
Nhiều nghiên cứu cho biết hơn 70% hệ miễn dịch của người nằm ở hệ tiêu hóa. Cũng chính vì thế mà việc chăm sóc kỹ đường tiêu hóa cho bé đóng vai rất trò quan trọng. Có rất nhiều cách để bảo vệ cho hệ tiêu hóa, ví dụ như:
- Hạn chế cho trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Thời điểm tốt để bé ăn dặm thường bắt đầu từ tháng thứ 6 sau khi sinh.
- Bổ sung lợi khuẩn như men vi sinh probiotic.
- Đa dạng các loại rau củ quả xanh, trái cây tươi ngọt vào thực đơn ăn dặm cho bé.
3.3. Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo thì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch còn non yếu của bé. Các mẹ nên cố gắng để trẻ bú sữa mẹ trong khoảng 2 năm đầu đời để duy trì sức đề kháng ở mức độ tốt nhất.
3.4. Hạn chế dùng nhiều thuốc kháng sinh
Lạm dụng thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, gây ra nhiều tình trạng như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,… Kết quả là bệnh tình của con chẳng những không tiến triển khả quan, mà hệ miễn dịch càng yếu đi khiến con dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy, trước khi dùng kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào cho con thì phụ huynh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ có chuyên môn để được tư vấn chi tiết.
Tóm lại, tăng sức đề kháng cho trẻ là một trong những việc nên được đặt lên hàng đầu khi chăm sóc con nhỏ. Trẻ có sức đề kháng tốt sẽ không phải đổ bệnh thường xuyên, cơ thể luôn khỏe mạnh và phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.