skip to Main Content
Menu
0904.876.331 vitamingenki.vptgroup@gmail.com

​Những cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu hàng ngày bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng có thể giúp cải thiện và điều trị tình trạng này một cách hiệu quả.

1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu

Để có thể hiểu rõ và điều trị được tình trạng này thì chúng ta cần phải biết được nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu của trẻ.

Bảng đo nồng độ thiếu máu cho từng độ tuổi

Bảng đo nồng độ thiếu máu cho từng độ tuổi

Thiếu máu được hiểu là tình trạng suy giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Hb là một chất protein chứa thành phần là chất sắt nằm trong tế bào hồng cầu. Chất protein này có khả năng vận chuyển một lượng oxy tới các mô trên khắp cơ thể để duy trì hoạt động và phát triển của các mô. Việc cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt sẽ làm giảm lượng Hb cần thiết trong hồng cầu, khiến các mô của cơ thể thiếu oxy và không thể phát triển bình thường.

Tùy theo mức độ ảnh hưởng của việc thiếu máu tới cơ thể mà trẻ em sẽ gặp các vấn đề từ mệt mỏi trong người cho tới nguy hiểm tới tính mạng. Nồng độ Hb ở mỗi độ tuổi sẽ cho biết tình trạng thiếu máu ở trẻ em.

Những cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Những cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Một số nguyên nhân khiến cơ thể trẻ thiếu máu:

1.1. Do cơ quan tạo máu trong cơ thể

Trẻ em bị thiếu máu do giảm sinh, bất sản tủy, nhiễm trùng gây ức chế  dẫn tới suy tủy xương, thâm nhiễm tủy,… do bẩm sinh hoặc mắc phải sẽ thiếu các yếu tố tạo thành máu trong cơ thể dẫn tới thiếu máu, Hoặc do trẻ biếng ăn, nên không cung cấp đủ các nguyên liệu tạo máu như thiết sắt, vitamin B12,…

1.2. Do tăng phá hủy hồng cầu trong máu

Có thể trong quá trình mang thai, do bất đồng với nhóm máu của người mẹ mà em bé sẽ bị xuất hiện tình trạng vỡ hồng cầu, thiếu máu, vàng da,… Hoặc do quá trình sử dụng một số loại thuốc dễ gây vỡ hồng cầu như quinidin, methyldopa, ticlopidine,… hoặc do bệnh lý sốt rét, cường lách, nhiễm toxoplasma.

1.3. Do mất máu, xuất huyết quá nhiều

Nếu trẻ gặp tai nạn, chấn thương, bị chảy máu cam do thay đổi thời tiết, hoại tử do nhiễm trùng, nhiễm các loại giun sán, thiếu vitamin K ở trẻ em sơ sinh,… sẽ dẫn tới việc mất quá nhiều máu.

1.4. Do bệnh lý

Các bệnh lý dẫn tới biến thể, khiếm khuyết tế bào máu: bệnh hồng cầu hình liềm, hồng cầu hình cầu, thiếu men G6PD,…

Các bệnh liên quan tới quá trình vận sản xuất và vận chuyển máu trong cơ thể: bệnh máu khó đông, bệnh máu đông, bệnh máu tan, bệnh của màng hồng cầu,…

2. Dấu hiệu để nhận biết trẻ em bị thiếu máu

Những dấu hiệu để nhận biết trẻ em thường khó phát hiện hơn ở người lớn vì các bé không thể tự mình nhận thấy sự khác biệt và thông báo cho phụ huynh về sức khỏe của mình. Chính vì lý do đó, thiếu máu ở trẻ em thường khó để phát hiện khi ở giai đoạn đầu và khó điều trị khi tình trạng này đã tới giai đoạn nặng. Dưới đây là một số biểu hiện thiếu máu ở trẻ mà bậc cha mẹ nên chú ý:

Những dấu hiệu về thiếu máu ở trẻ em mà phụ huynh nên chú ý

Những dấu hiệu về thiếu máu ở trẻ em mà phụ huynh nên chú ý

  • Làn da xanh xao, lòng bàn tay và bàn chân không được hồng hào, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

  • Độ tập trung của trẻ kém trong hoạt động thường ngày, thường gặp tình trạng buồn ngủ.

  • Đề kháng yếu, thường gặp các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa,…

  • Bé biếng ăn, sụt cân, tóc khô xơ, dễ gãy rụng, lưỡi mất gai, ngón tay dẹt hoặc biến dạng,…

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn thì phát triển kém về hoạt động như tập bò, tập ngồi, tập đi,… không được nhanh nhạy về trí óc, dẫn tới tình trạng ù lì ở trẻ.

  • Thiếu máu do bệnh xuất huyết dạ dày sẽ biểu hiện đi ngoài phân đen kéo dài, ợ hơi, ợ chua,…

  • Về trẻ có bệnh lý về máu sẽ gặp các tình trạng máu khó đông, khó thở, tim đập nhanh, ngất xỉu khi làm việc quá sức,….

Đây là những biểu hiện thường gặp ở trẻ em bị thiếu máu. Vì vậy, khi thấy bé có các biểu hiện như trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân gây thiếu máu. Khi đã xác định bệnh lý của trẻ sớm, bạn hoàn toàn có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu để cải thiện tình hình.

3. Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiếu máu ở trẻ em chúng ta đã biết là do cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng để sản sinh ra hồng cầu. Điều này sẽ dẫn tới nhiều điều tác động tiêu cực tới trẻ và cả các bậc phụ huynh. Chế độ ăn sẽ giúp cho trẻ cải thiện và phòng tránh thiếu máu ở trẻ rất hiệu quả.

Loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

Trong một số trường hợp, trẻ đã đủ các chất dinh dưỡng thì ta không nên tự ý bổ sung sắt cho bé. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng bị dư sắt và không thể tải sắt ra bên ngoài.

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng này.

3.1. Sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển về thể chất và trí não cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chưa thể tự nạp thức ăn khác vào cơ thể. Trong sữa mẹ có chứa tất cả những hoạt chất bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu. Chính vì vậy, để chất lượng sữa cung cấp cho em bé là tốt nhất, người mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho việc cải thiện và ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ nhỏ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho việc cải thiện và ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ nhỏ

Không nên chỉ ăn các loại thức ăn chứa đạm, nên ăn thêm rau xanh, các loại thực phẩm giàu protein,… hỗ trợ cho cả mẹ và bé phục hồi sau khi sinh.

3.2. Hải sản

Hải sản là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon hơn thế nữa nó cũng chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe con người. Đây là thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho trẻ em bị thiếu máu: cá, nghêu, tôm, cua,… dễ dàng chế biến tùy theo khẩu vị của mẹ và bé.

3.3. Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là một nguồn cung cấp chất sắt vô cùng dồi dào. Nguyên nhân của thiếu máu ở trẻ đa phần là do không hấp thu đủ sắt cho cơ thể, dùng những loại thịt như bò, cừu, lợn,… sẽ giúp tạo máu và hạ cholesterol hiệu quả.

3.4. Các loại rau củ, trái cây

Ai cũng biết rằng, rau xanh và hoa quả là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng từ vitamin, protein, chất béo, chất xơ, khoáng chất,… Những nguyên liệu tươi xanh này sẽ bù đắp lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể của bé, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng nhanh hơn. Gợi ý một số loại rau như: cải xoăn, rau diếp, bí ngô, súp lơ, khoai tây, các loại hạt,…

Bổ sung rau củ trong bữa ăn sẽ cải thiện sức khỏe của bé rất tốt

Bổ sung rau củ trong bữa ăn sẽ cải thiện sức khỏe của bé rất tốt

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng thiếu máu ở trẻ em. Các bậc phụ huynh nên chú ý những thông tin này để quan tâm tới sức khỏe của con em tốt hơn. Nếu có bất cứ biểu hiện bất thường của trẻ, hãy tới trung tâm y tế để được thăm khám chà chẩn đoán kịp thời. Bên cạnh đó, khi ở nhà hãy bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu qua những nhóm thức ăn có lợi đã đề cập bên trên. Hy vọng bài viết bày có thể hữu ích với bạn đọc trong công cuộc nuôi và dạy con.

vitamingenki Đặt mua ngay
Back To Top
Đặt Mua
Copyright 2018 © Vitamin Genki | Thiết kế bởi Web Bách Thắng